(function ( $ ) { 'use strict'; window.InlineShortcodeView_vc_pie = window.InlineShortcodeView.extend( { render: function () { _.bindAll( this, 'parentChanged' ); window.InlineShortcodeView_vc_pie.__super__.render.call( this ); this.unbindResize(); vc.frame_window.vc_iframe.addActivity( function () { this.vc_iframe.vc_pieChart(); } ); return this; }, unbindResize: function () { vc.frame_window.jQuery( vc.frame_window ).off( 'resize.vcPieChartEditable' ); }, parentChanged: function () { this.$el.find( '.vc_pie_chart' ).removeClass( 'vc_ready' ); vc.frame_window.vc_pieChart(); }, rowsColumnsConverted: function () { window.setTimeout( this.parentChanged, 200 ); this.parentChanged(); } } ); })( window.jQuery ); Tìm hiểu về nước thải công nghiệp và giải pháp xử lý nước thải công nghiệp (P2) - Thế giới nước Aqua class="post-template-default single single-post postid-1298 single-format-standard theme-flatsome woocommerce-no-js lightbox nav-dropdown-has-arrow nav-dropdown-has-shadow nav-dropdown-has-border"

Tìm hiểu về nước thải công nghiệp và giải pháp xử lý nước thải công nghiệp (P2)

Các giải pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay

Mỗi một loại nước thải khác nhau phải có phương pháp xử lý nước thải khác nhau tùy theo nồng độ, tỉ lệ, tính chất của các hóa chất ô nhiễm có trong nước thải.

Phương pháp hóa học:

Giải pháp hóa học được sử dụng nhiều trong quá trình cần loại bỏ các tạp chất và hóa chất độc hại tồn tại trong phần lớn các loại nước thải công nghiệp vì nó có ưu điểm là có hiệu quả nhanh chóng, dể dàng sử dụng, dể vận hành, dể quản lý nhưng có nhược đểm rất rõ ràng là giá thành cao và có thể sinh ra chất gây ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý.

Giải pháp này thường được dùng để xử lý nước thải trong các nhà máy xi mạ kẽm, mạ crom (kim loại nặng), nhà máy dệt nhuộm, nhà máy sản xuất mực in và đặc biệt xử lý amoni trong nước thải công nghiệp, ngoài ra những loại nước thải có chứa nhiều tạp chất, nồng độ axit cao, chất bẩn cũng dùng phương pháp hóa học để xử lý.

Có 2 phương án xử lý :

  • Ôxi hóa khử: Những hóa chất độc hại có trong nước xả thải như Clo, Clorat canxi, bicromat Kali, oxy không khí, ozon, hypoclorit canxi, … sẽ có phản ứng ôxi hóa khử sau đó sẽ được chuyển hóa thành các hóa chất khác ít độc hại hơn rồi được tách ra khỏi nước thải.
  • Trung hòa: Sử dụng các tác nhân trung hòa như kiềm, axit hoặc các vật liệu lọc axit để trung hòa và giảm mức độ ảnh hưởng đền môi trường xung quanh trước khi xả nước thải ra môi trường xung quanh.

Phương pháp sinh học (vi sinh xử lý nước thải công nghiệp)

Phương pháp này thích hợp dùng để xử lý chất amoni có trong nước thải công nghiệp, được dùng để xử lý nước thải công nghiệp cho các nhà mày chế biến café, sản xuất mì ăn liền, sản xuất sửa, bia. Nói tóm lại nước thải được sinh ra từ các nhà máy sản xuất công nghiệp có chứa thành phần chất hữu cơ thường sẽ sử dụng phương pháp xử lý nước thải dạng này.

Phương pháp sinh học sử dụng các loại vi sinh vật để khử các hợp chất hữu cơ độc hại có trong nước xả thải, các vi sinh vật (hiếu khí, kỵ khí) đó có sẳn trong nước xả hoặc được bỏ thêm vào trong quá trình xử lý.

Những hóa chất hữu cơ độc hại có trong nước xả thải có dạng keo, dạng dung dịch, huyền phù là nguồn thức ăn cho các loại vi sinh vật do vậy phương pháp này đặc biệt có hiệu quả tốt đối với các nguồn nước thải này.

Hiện nay có nhiều công nghệ xử lý nước thải áp dụng phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học tùy thuộc theo thành phần hóa chất có trong từng loại nước thải cũng như tiêu chuẩn ở đầu ra của nước thải mà ta lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp.

  • Công nghệ xử lý nước thải bằng tảo hoặc bèo tây
  • Công nghệ xử lý nước thải AAO
  • Công nghệ xử lý nước thải Johkasou

Phương pháp cơ học

Các loại phương pháp dùng để loại bỏ những hóa chất có kích thước và tỉ trọng lớn có trong nước thải đều được gọi chung là phương pháp cơ học. Các công nghệ xử lý nước thải áp dụng phương pháp cơ học này có rất nhiều loại và được ứng dụng rất nhiều trong các ngành sản xuất công nghiệp khác nhau như sản xuất giấy, sản xuất sơn, xi mạ kẽm, xi mạ crom, và tất cả các ngành sản xuất khác có sản sinh ra nước thải chứa kim loại nặng.

Sơ đồ xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học:

  • Để phân tách, loại bỏ những hợp chất lơ lửng có trong nước thải công nghiệp thì ta dùng bễ lắng
  • Để lọc lại các tạp chất rắn, không thể hòa tan được và có kích thước lớn như rác trong nước thải thì dùng lưới lọc hay song chắn rác.
  • Muốn tách những chất cặn nhẹ hơn nước như mỡ, dầu, … thì dùng bể tách mỡ, bể thu dầu.
  • Nếu muốn lọc tách chất thải khỏi những chất huyền phù, phân tán nhỏ thì nên lọc qua lớp vật liệu lọc chuyên biệt, lưới lọc hoặc vải lọc.

Phương pháp hóa lý

Về cơ bản, xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học có tác dụng lược bỏ bớt các hóa chất gây ô nhiễm trong nước thải

Đối với các hóa chất có hại với môi trường mà không thể lược bỏ ra khỏi nước xả thải công nghiệp bằng cách sử dụng bằng bể lắng thì chúng ta thường áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để xử lý.

Các công nghệ thường được áp dụng là

  • Công nghệ keo tụ tạo bông: thường được dùng để xử lý nước thải cho các nhà máy sản xuất mực in, sơn, dệt nhuộm, .. vì công nghệ này có khả năng khử cặn lơ lửng và màu rất tốt. Công nghệ này cũng thường được sử dụng để lọc cho nước thải nhiễm dầu mỡ hoặc chứa kim loại nặng.
  • Công nghệ trích ly pha lỏng: thường được sử dụng cho các loại nước thải công nghiệp có chứa các ion kim loại, axit hữu cơ, phenon. Chi phí sử dụng công nghệ này khá đắt nên chỉ thường áp dụng với các trường hợp mà tỉ lệ chất bẩn đạt mức từ 3 đến 4g / 1l.

Phương pháp điện hóa

Phương pháp này sử dụng 2 dạng năng lượng là hóa học và điện để lược bỏ một cách triệt để các hóa chất độc hại với môi trường có trong nước thải công nghiệp. Phương pháp này dù có hiệu quả cao nhưng muốn áp dụng cần có sự hiểu biết nhiều về mặt công nghệ kỹ thuật và cách thức vận hành.

Phương pháp điện hóa có các công nghệ thường được áp dụng

  • Công nghệ keo tu điện hóa: Thường được sử dụng để xử lý nước thải công nghiệp phát sinh từ các nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm, mực in vì công nghệ này dể dàng lược bỏ các chất thải màu hữu cơ khó phân hủy.
  • Công nghệ Oxy hóa điện hóa: được sử dụng để oxy hóa các hợp chất hữu cơ độc hại thành nước và CO2. Công nghệ này cũng thường được dùng chung với các anot (PbO2, SnO2,…)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *