Crôm là một kim loại nặng có thể gây ung thư nếu tịch tụ trong cơ thể.
Crôm đi vào nguồn nước ăn uống, sinh hoạt như thế nào?
Crôm là một kim loại nặng được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp xi mạ.
Crôm tồn tại trong môi trường dưới hai dạng, Crôm 3 và Crôm 6. Crôm 3 không gây độc cho cơ thể, crôm 6 thì gây độc cho cơ thể.
Crôm 6 vừa có trong tự nhiên vừa là sản phẩm của các hoạt động công nghiệp. Trong tự nhiên, crôm 6 tích tụ trong đất và bị cuốn theo vào nước ngầm.
Trong công nghiệp, một lượng lớn Crôm 6 bị các hoạt động trong công nghiệp xả thải vào nguồn nước, gây ô nhiễm nguồn nước.
Nồng độ Crôm trong nước bao nhiêu thì gây độc cho cơ thể?
Theo tổ chức Y tế Thế giới, Crôm là một chất độc với cơ thể. Nếu uống nước có chứa Crôm, chỉ cần uống một lượng nước có chứa 1 – 2g Crôm sẽ gây tử vong ngay tại chổ.
Cả tổ chức Y tế Thế giới WHO và tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y tế Việt Nam QCVN01/2009 đều giới hạn nồng độ Crôm trong nước uống, sinh hoạt phải thấp hơn 0.05mg/L
Crôm ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
Khi Crôm 6 đi vào cơ thể con người, nó sẽ gây ra:
- Tiêu chảy, xuất huyết dạ dày
- Tổn thương gan và thận
- Crôm 6 là tác nhân gây đột biến gen ở thai nhi
- Crôm 6 còn gây ung thư khi vượt quá khả năng đào thải của cơ thể
Làm thế nào để biết nguồn nước đang sử dụng có nhiễm Crôm?
Crôm trong nước không màu, không mùi và không vị nên không thể nhận biết bằng cảm quan. Để có thể biết được nước ăn uống, sinh hoạt có Crôm hay không, cần phải kiểm tra bằng các phương thức sau:
- Lấy mẫu và gửi đến trugn tâm kiểm nghiệm để kiểm tra. Tuy nhiên nhược điểm của giải pháp này là mất thời gian, chi phí cao và không thể thực hiện thường xuyên.
- Sử dụng giấy so màu hoặc thiết bị phân tích cầm tay để kiểm tra.
Làm thế nào để xử lý Crôm trong nước ăn uống, sinh hoạt?
Với công nghệ hiện đại, để xử lý Crôm trong nước uống và sinh hoạt thì cách tốt nhất là lọc qua than hoạt tính hoặc dùng phương pháp trao đổi ion bằng hạt nhựa.