(function ( $ ) { 'use strict'; window.InlineShortcodeView_vc_pie = window.InlineShortcodeView.extend( { render: function () { _.bindAll( this, 'parentChanged' ); window.InlineShortcodeView_vc_pie.__super__.render.call( this ); this.unbindResize(); vc.frame_window.vc_iframe.addActivity( function () { this.vc_iframe.vc_pieChart(); } ); return this; }, unbindResize: function () { vc.frame_window.jQuery( vc.frame_window ).off( 'resize.vcPieChartEditable' ); }, parentChanged: function () { this.$el.find( '.vc_pie_chart' ).removeClass( 'vc_ready' ); vc.frame_window.vc_pieChart(); }, rowsColumnsConverted: function () { window.setTimeout( this.parentChanged, 200 ); this.parentChanged(); } } ); })( window.jQuery ); QCVN 40 về nước thải công nghiệp - Thế giới nước Aqua class="post-template-default single single-post postid-1074 single-format-standard theme-flatsome woocommerce-no-js lightbox nav-dropdown-has-arrow nav-dropdown-has-shadow nav-dropdown-has-border"

QCVN 40 về nước thải công nghiệp

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
National Technical Regulation on Indus trial Wastewater
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải
công nghiệp ra nguồn tiếp nhận nước thải.
1.2.2. Nước thải công nghiệp của một số ngành đặc thù được áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia riêng.
1.2.3. Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung
tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản xuất,
dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung l à cơ sở công nghiệp), từ nhà máy xử lý nước thải
tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp.
1.3.2. Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư; sông, suối, khe,
rạch; kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào
nguồn tiếp nhận nước thải
2.1.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong n ước thải công nghiệp khi xả
vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính toán như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
– Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong n ước thải công nghiệp khi xả
vào nguồn tiếp nhận nước thải.
– C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại Bảng 1 ;
QCVN 40:2011/BTNMT Trang / 9 4
– Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy
của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của
vùng nước biển ven bờ;
– Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của
các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải;
2.1.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các
thông số: nhiệt độ, màu, pH, coliform, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β.
2.1.3. Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy
xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B Bảng 1.
2.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1
Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp


Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả
vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả
vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước
thải.
2.3. Hệ số nguồn tiếp nhận n ước thải Kq
2.3.1.Hệ số Kq ứng với l ưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương được
quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số Kq ứng với l ưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận n ước thải

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03
tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).
2.3.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy
định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Hệ số Kq ứng vớidung tích của nguồn tiếp nhận nước thải

V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô
kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).
2.3.3. Khi nguồn tiếpnhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối,
khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng Kq = 0,9; hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp
dụng Kết quả = 0,6.
2.3.4. Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm phá nước
mặn và nước lợ ven biển.
Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao v à giải trí dưới nước,
đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng Kq = 1.
Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới
nước áp dụng Kq = 1,3.
2.4. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 d ưới đây:
Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf

Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác
động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *