(function ( $ ) { 'use strict'; window.InlineShortcodeView_vc_pie = window.InlineShortcodeView.extend( { render: function () { _.bindAll( this, 'parentChanged' ); window.InlineShortcodeView_vc_pie.__super__.render.call( this ); this.unbindResize(); vc.frame_window.vc_iframe.addActivity( function () { this.vc_iframe.vc_pieChart(); } ); return this; }, unbindResize: function () { vc.frame_window.jQuery( vc.frame_window ).off( 'resize.vcPieChartEditable' ); }, parentChanged: function () { this.$el.find( '.vc_pie_chart' ).removeClass( 'vc_ready' ); vc.frame_window.vc_pieChart(); }, rowsColumnsConverted: function () { window.setTimeout( this.parentChanged, 200 ); this.parentChanged(); } } ); })( window.jQuery ); Hướng dẫn ứng phó sự cố về điện trong hệ thống lọc nước - Thế giới nước Aqua class="post-template-default single single-post postid-1283 single-format-standard theme-flatsome woocommerce-no-js lightbox nav-dropdown-has-arrow nav-dropdown-has-shadow nav-dropdown-has-border"

Hướng dẫn ứng phó sự cố về điện trong hệ thống lọc nước

Trong quá trình vận hành hệ thống lọc nước, kỹ năng thiết kế điện, xử lý rủi ro liên quan đến điện là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh của hệ thống.

Đầu tiên, chúng ta nên biết về khí cụ điện, việc hiểu các khí cụ điện sẽ giúp chúng ta trong các vấn đề: thứ nhất là đọc hiểu bản vẽ điện. Bản vẽ điện sẽ cho chúng ta biết đường điện trong tủ được thiết kế như thế nào, đi từ đâu đến đâu, qua những vị trí nào. Thứ hai là hiểu về các khí cụ điện để phán đoán được vị trí xảy ra sự cố nhanh hơn.

Ví du, khi bơm bỗng nhiên bị TRIP, mở tủ điện thì thấy con RCCB nhảy. Nếu chúng ta hiểu chức năng của RCCB sẽ nhảy khi có dòng rò thì chúng ta sẽ biết là bơm hoặc dây dẫn rò ở đâu đó và tập trung vào đó để điều tra tiếp. Nắm rõ các chức năng của một số khí cụ như: cầu chì, CB, MCB, RCCV, RCBO, relay nhiệt, relay kiến, khởi động từ,… Để tìm hiểu kỹ hơn nữa là khởi động sao, tam giác, VFD, motor. Thứ ba, hiểu được các khí cụ điện sẽ giúp chúng ta làm việc an toàn, biết cô lập và khóa loto vị trí nào, phương pháp hạn chế điện giật,…

Tiếp theo là hiểu về nguyên lý hoạt động của mạng điện động lực và mạng điện điều khiển cấp cho hệ thống xử lý nước. Phải nắm được điện cấp từ đâu xuống, từ tủ nào đến tủ nào, từ tủ nào đến thiết bị nào. Về điện điều khiển thì chúng ta cũng phải nắm là các thiết bị đo, thiết bị cảm biến trong hệ thống phối hợp làm việc như thế nào.

Ví dụ như khi hệ thống châm hóa chất để trung hòa pH bị lỗi, một số vấn đề khôgn phải đến từ bơm mà là từ cảm biến đo pH lấy tín hiệu về sai nên bơm phản hồi sai. Trong một số trường hợp, chế độ cài đặt trên chương trình PLC không đúng.

Thứ ba là tìm hiểu về nguyên lý làm việc của các thiết bị đo cơ bản trong hệ thống xử lý nước như công tắc áp suất, công tắc mực nước làm việc như thế nào. Nguyên lý đo của các loại đồng hồ lưu lượng, cảm biến online, van điệntừ, van khí nén actuator,… Càng hiểu nguyên lý làm việc của thiết bị thì khi sự cố xảy ra, chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết, điều tra nguyên nhân và khắc phục chúng nhanh chóng.

Thứ tư là chúng ta phải biết dùng được các thiết bị đo điện như vôn kế (VOM), Ampe kế,… Phải dùng được các thiết bị đo này thì sẽ giúp chúng ta đo kiểm mạch điện, động cơ và tìm ra sự cố. Ví dụ như chúng ta biết đo thông mạch bằng VOM để kiểm tra xem mạch bị hở ở điểm nào, phép đo này thường áp dụng để kiểm tra cầu chì bị đứt,… Hoặc có thể dùng Ampe kế để đo kiểm phát hiện bơm lỗi vì quá tải,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *